Việc đặt mục tiêu Marketing trong ngành truyền thông tiếp thị có thể coi là con dao hai lưỡi. Cụ thể, một mặt việc nâng cao mục tiêu liên tục có thể khuyến khích công ty duy trì được tốc độ tăng trưởng dài lâu. Tuy nhiên mặt khác, đặt mục tiêu Marketing cũng có thể khiến cho doanh nghiệp đặt lợi ích của mình lên trên nhu cầu của người tiêu dùng.
Vậy mục tiêu Marketing là gì? Làm thế nào để có thể đặt mục tiêu Marketing đúng chuẩn SMART hãy cùng Phần mềm Ninja giải đáp chi tiết các vấn đề trên qua những thông tin được chia sẻ dưới đây!
Mục tiêu Marketing nghĩa là gì?
Xem Thêm: Outbound Marketing là gì? Tìm hiểu sự khác biệt giữa Outbound Marketing và Inbound Marketing
Mục đích của Marketing là gì? Đó là những mục tiêu mà doanh nghiệp/công ty mong muốn đạt được trong thời gian nhất định. Thông thường, mục tiêu của chiến lược truyền thông và tiếp thị là nhằm quảng bá sản phẩm/dịch vụ đến người tiêu dùng và đạt được những thành công trong thời gian ngắn nhất có thể.
Hay nói cách khác, đây là chiến lược Marketing tổng thể được đặt ra nhằm đạt mục tiêu chung của doanh nghiệp. Các mục tiêu Marketing của một doanh nghiệp cho sản phẩm/dịch vụ cụ thể có thể gồm:
- Cung cấp những thông tin về tính năng của dịch vụ/sản phẩm.
- Giúp người tiêu dùng tăng nhận thức về dịch vụ/sản phẩm của công ty.
- Giảm sức đề kháng của khách hàng khi mua sản phẩm…
Tuy nhiên, thiết lập mục tiêu truyền thông quảng cáo và tiếp thị không chỉ giới hạn ở việc xác định những gì công ty muốn đạt được. Đơn vị bạn cũng cần xác định được cách để đạt mục tiêu của mình cũng như lý do tại sao doanh nghiệp lại muốn đạt được chúng.
Mục tiêu marketing có vai trò như thế nào đối với doanh nghiệp?
Nâng cao mức độ tiêu thụ (Consumption)
Để thúc đẩy mức độ tiêu thụ, có hai phương pháp đó là Tăng tần suất sử dụng sản phẩm/dịch vụ (frequency) và Tăng số lượng tiêu thụ sản phẩm/dịch vụ trong mỗi lần dùng (dosage).
Nâng cao tỷ lệ thâm nhập thị trường (Penetration)
Mục tiêu marketing có nhiệm vụ vạch ra các chiến lược thu hút khách hàng mục tiêu. Những chương trình trade marketing đã mang về cho doanh nghiệp nhiều kết quả khả quan. Ví dụ như giảm giá sâu, tặng sản phẩm dùng thử… kết hợp cùng các chiến lược truyền thông, quảng bá rầm rộ.
Nâng cao giá trị sử dụng (Value)
Xem Thêm: Phân biệt Content Marketing và Social media Marketing
Các mục tiêu truyền thông marketing còn phát huy hiệu quả trong việc thúc đẩy khách hàng chi trả nhiều tiền hơn cho các sản phẩm mới, sản phẩm cao cấp hoặc có nhiều tính năng nổi trội.
Nâng cao mức độ trung thành (Loyalty)
Dựa trên hệ thống mục tiêu tiếp thị đã xây dựng sẵn, doanh nghiệp có thể đưa ra các chiến lược marketing thông minh để thuyết phục người dùng mua sản phẩm. Ví dụ như tổ chức các chương trình khuyến mãi dành riêng cho những khách hàng thân thiết để họ ngày càng gắn bó với sản phẩm, thương hiệu của bạn.
Góp phần đơn giản hóa việc đạt được mục tiêu kinh doanh
Khi các mục tiêu marketing đã đi đúng hướng thì doanh nghiệp cũng sẽ đạt được các mục tiêu kinh doanh một cách thuận lợi hơn. Trên thực tế, mục tiêu tiếp thị và mục tiêu kinh doanh luôn có sự gắn bó mật thiết. Giả sử như khi thị trường đã bão hòa, doanh nghiệp muốn thực hiện được các mục tiêu kinh doanh thì buộc phải triển khai các chiến lược cần thiết để đạt được những mục tiêu tiếp thị.
10 mục tiêu Marketing phổ biến nhất hiện nay
Thúc đẩy và tăng doanh số kinh doanh, nâng cao nhận thức về dịch vụ/sản phẩm và thiết lập vị trí thương hiệu là một trong những mục tiêu marketing tổng thể để tiếp thị quan trọng nhất của các doanh nghiệp hiện nay. Cụ thể:
Thúc đẩy và tăng doanh số kinh doanh
Thúc đẩy và tăng doanh số kinh doanh chính là một trong 3 mục tiêu quan trọng của truyền thông quảng cáo và tiếp thị. Tiếp thị cần phải có lợi tức đầu tư tốt – tức là so với chi phí tiếp thị, việc tăng doanh số sẽ hơn đáng kể. Tất nhiên, công ty cũng nên cụ thể hóa các số liệu này. Hiện nay việc các doanh nghiệp để nêu ra mục tiêu tăng doanh số dựa trên tỷ lệ nhất định thường gặp khá nhiều khó khăn. Vậy nên, mục tiêu tiếp thị càng cụ thể sẽ càng tốt.
Truyền thông quảng cáo và tiếp thị nâng cao nhận thức về dịch vụ/sản phẩm
Truyền thông quảng cáo và tiếp thị còn giúp doanh nghiệp/công ty giúp khách hàng nâng cao được nhận thức về dịch vụ/sản phẩm của mình đã có mặt trên thị trường. Hoặc công ty quảng bá sản phẩm/dịch vụ tới càng nhiều khách hàng tiềm năng càng tốt.
Thiết lập vị trí, quản lý thương hiệu
Việc để khách hàng quan tâm trên thị trường đông đúc như hiện nay đối với doanh nghiệp mới là rất khó. Chẳng hạn như mục tiêu tiếp thị cho những công ty có ít nhận thức về cộng đồng sẽ là trở thành thương hiệu uy tín hàng đầu trong ngành được khác tin tưởng và đánh giá cao. Để có thể đạt được mục tiêu này, công ty có thể chạy quảng cáo tại nơi nhóm khách hàng tiềm năng ghé tới thường xuyên hoặc nơi đông dân cư.
Xếp hạng cao hơn trong kết quả tìm kiếm
Khi website của bạn đạt thứ hạng cao trên các trang kết quả tìm kiếm (SERP) thì nhận thức thương hiệu của khách hàng cũng sẽ được nâng cao. Bởi khi đó, người dùng internet có thể dễ dàng tìm kiếm doanh nghiệp trên không gian mạng và liên hệ, mua hàng bất cứ khi nào họ cần. Như vậy có thể thấy, mục tiêu xếp hạng tìm kiếm cao hơn có ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu của doanh nghiệp.
Khi đặt ra mục tiêu truyền thông marketing này, bạn hãy tập trung khai thác và nghiên cứu các khóa liên quan trực tiếp đến các sản phẩm/dịch vụ, lĩnh vực ngành nghề của doanh nghiệp.
Ví dụ về mục tiêu đạt thứ hạng cao trên các trang kết quả tìm kiếm:
- Tăng thêm 5 “đoạn trích nổi bật” trong tháng
- Tăng thứ hạng cho 35 từ khóa trong quý
Tăng lưu lượng truy cập trang web
Xem Thêm: Phễu Marketing là gì? Tối ưu phễu Marketing doanh nghiệp bán lẻ
Khi đã có được thứ hạng hiển thị cao trên trang kết quả tìm kiếm, doanh nghiệp bạn sẽ tiếp cận được với nhiều đối tượng mục tiêu hơn. Từ đó thu về lưu lượng truy cập trang web (traffic) tăng cao rõ rệt. Đây cũng là điểm cuối để chuyển đổi khách hàng tiềm năng.
Để đạt được mục tiêu tăng lưu lượng truy cập website, hãy bổ sung các nút kêu gọi hành động (CTA) và các đường link liên kết website nội bộ. Điều này sẽ giúp người dùng điều hướng trên website của bạn cũng như thực hiện các hoạt động mua sắm dễ dàng hơn.
Ví dụ về mục tiêu lưu lượng truy cập trang web:
- Tăng traffic lên 30% trong năm nay
- Tăng CTR (tỷ lệ click chuột) của PPC lên 10% trong quý này
Tăng cường tương tác với thương hiệu
Khi website của bạn có tỷ lệ thoát cao, Google sẽ giảm điểm tín nhiệm đối với trang web. Từ đó gây khó khăn cho bạn trong việc đạt được thứ hạng tốt trên trang SERP. Do đó, hãy đưa ra những mục tiêu cụ thể để tăng cường tương tác giữa khách hàng và thương hiệu của bạn.
Ví dụ về mục tiêu tăng cường tương tác với thương hiệu:
- Phản hồi 95% bình luận của người dùng trên mạng xã hội
- Tăng thời gian khách hàng ở lại website (time on site) lên 2 phút từ nay đến cuối năm
Tạo khách hàng tiềm năng đủ điều kiện
Không phải khách hàng tiềm năng nào cũng đáp ứng đủ các tiêu chuẩn mà doanh nghiệp đang tìm kiếm. Do đó, marketer cần tự “tạo ra” những khách hàng tiềm năng đủ điều kiện. Hay nói cách khác là những người thực sự quan tâm đến sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp và có tỷ lệ mua hàng cao. Để làm được điều này, bạn cần khai thác và tận dụng triệt để các từ khóa mà những người có khả năng mua cao sẽ lựa chọn khi tìm kiếm thông tin về sản phẩm.
Ví dụ về mục tiêu tiếp cận khách hàng tiềm năng:
- Đạt được số lượng 65 người đăng ký nhận newsletter mới trong tháng này
- Đạt được 150 lượt tải ebook trong tuần này
Chuyển đổi người dùng
Trong số các mục tiêu marketing thì mục tiêu chuyển đổi người dùng đóng vai trò then chốt, quyết định trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Sau khi đã thu hút được nhiều khách hàng đến với website của bạn bằng các chiến lược PPC, SEO… Điều bạn cần làm lúc này đó là phải biến họ trở thành khách hàng thân thiết của mình.
Nếu muốn tăng tỷ lệ chuyển đổi khách hàng, bạn hãy cung cấp nhiều tài liệu marketing trực tuyến và các cơ hội chuyển đổi trên website của mình. Điều này sẽ hỗ trợ khách hàng thực hiện quy trình mua sắm một cách thuận tiện nhất.
Ví dụ về mục tiêu chuyển đổi người dùng:
- Nhận được 150 yêu cầu gửi bảng giá tuần này
- Tăng số lần mua sắm của khách hàng mới lên 5%/tháng
Nâng cao giá trị lâu dài của khách hàng (CLV)
Một mục tiêu tiếp thị khác cũng được nhiều công ty áp dụng, đó là tối đa hóa tổng giá trị đơn hàng của khách hàng từ lần mua sắm đầu tiên cho đến lần mua sắm cuối cùng hoặc nâng cao giá trị lâu dài của khách hàng (CLV).
Mục tiêu này xuất phát từ thực tế rằng, chi phí bỏ ra để duy trì mối quan hệ với các khách hàng hiện có thấp hơn 10 lần so với việc thu hút những khách hàng mới. Do đó, mục tiêu cải thiện giá trị trọn đời và mức độ trung thành của khách hàng đóng vai trò vô cùng quan trọng.
Để đạt được mục tiêu quý giá này, quan trọng hơn hết là doanh nghiệp cần không ngừng cải tiến chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng.
Ví dụ về mục tiêu nâng cao giá trị lâu dài của khách hàng (CLV):
- Thu thập được 25 review đánh giá tích cực của khách hàng trong quý này
- Phản hồi 15 bài review đánh giá trên Google của khách hàng trong tháng này
Đưa ra quyết định kinh doanh thông minh hơn với dữ liệu tiếp thị
Mục tiêu cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng trong số các mục tiêu của marketing đó là đánh giá các hoạt động marketing đã thực hiện và dựa trên thông tin đó để nâng cao hiệu quả của các chiến dịch sau này. Đây là cơ sở quan trọng, ảnh hưởng đến quyết định kinh doanh tổng thể của doanh nghiệp bạn.
Các công cụ theo dõi hiệu suất chiến dịch marketing như Google Analytics mang đến lợi ích tuyệt vời trong trường hợp này. Chúng cung cấp những dữ liệu quý giá, cho biết hoạt động tiếp thị nào đang mang lại hiệu ứng tích cực và hoạt động nào không. Nhờ đó mà bạn có thể học hỏi, phát huy các thế mạnh của mình và tránh lặp lại những sai lầm trước đó.
Ví dụ về mục tiêu tận dụng dữ liệu tiếp thị:
- Phân tích chiến dịch SEO và dựa trên dữ liệu đó để tăng thêm 30% chuyển đổi SEO trong quý này
- Tìm và khắc phục 3 nhược điểm liên quan đến kênh chuyển đổi của doanh nghiệp trong tháng này
Cách đặt mục tiêu Marketing đúng chuẩn SMART
Mục tiêu tiếp thị theo tiêu chí SMART chính là những mục tiêu thực tế, có thể tập trung và định lượng mà doanh nghiệp/công ty dễ dàng nhắm đến.
Để đặt mục tiêu tiếp thị đúng chuẩn SMART bạn cần hiểu được ký tự của SMART. Đây là từ viết tắt giúp doanh nghiệp xác định rõ mục tiêu của mình. Cụ thể như sau:
S – Specific (cụ thể)
Đây là mức độ cụ thể, chi tiết nhất về mục tiêu. Về mặt Marketing, công ty nên đưa ra số liệu muốn cải thiện một cách cụ thể, như khách hàng tiềm năng, khách truy cập hoặc người tiêu dùng. Mặt khác, đội ngũ nhân viên trong doanh nghiệp cũng cần xác định danh mục thành viên sẽ làm việc trong nhóm, cùng với đó là tài nguyên họ sẽ có cũng như kế hoạch hành động của họ.
M – Measurable (có thể đo lường được)
M là viết tắt của Measurable, tức là những mục tiêu có thể đo lường bằng số liệu. Nếu công ty muốn đánh giá được tiến độ làm việc của các nhân viên, thì định lượng mục tiêu là việc bắt buộc. Điều này giúp doanh nghiệp bạn đạt mức tăng trưởng X % nhóm khách hàng tiềm năng, về số lượng khách truy cập hoặc khách hàng.
A – Attainable (có thể đạt được)
Đây chính là mục tiêu cần khả thi, có thể thực hiện được. Bạn hãy chắc chắn mức X % có thể đạt được trong các tình huống cụ thể. Nếu như trong tháng trước lượng truy cập blog của doanh nghiệp tăng 5%, bạn hãy cố gắng trong tháng này phải tăng từ 8 – 10 % chứ không phải là 30%. Việc đưa ra mục tiêu căn cứ vào các mục tiêu phân tích là điều cực kỳ quan trọng, công ty cần phải cân nhắc kỹ lưỡng về lý do này.
R – Relevant (liên quan)
R – Relevant chính là mục tiêu đưa ra liên quan mật thiết với sứ mệnh, tầm nhìn của doanh nghiệp. Tức là mục tiêu của công ty cần có tính mật thiết với xu hướng hiện tại. Ví dụ, doanh nghiệp quyết định phát triển trên mạng xã hội Facebook có nhiều doanh thu hơn không? Công ty có thực sự tăng phạm vi tiếp cận hữu cơ trên Facebook sau khi mạng xã hội này đổi thay thuật toán không? Nếu nhận thức được những yếu tố này, doanh nghiệp bạn có nhiều khả năng sẽ đặt ra những mục tiêu thực tế, có lợi cho công ty và có thể đạt được.
T – Time (giới hạn thời gian)
Đây là mục tiêu, kế hoạch xây dựng dựa trên khung thời gian cần hoàn thành. Việc gắn thời hạn cụ thể vào mục tiêu của doanh nghiệp sẽ gây áp lực lên đội ngũ nhân viên để họ hoàn thành chúng. Điều này giúp công ty đạt được tiến bộ đáng kể trong thời gian lâu dài. Nếu doanh nghiệp/công ty không đề ra được thời hạn, thời gian hoàn thành mục tiêu sẽ tốn quá nhiều để đạt thành công lâu dài.
Kết luận
Đến đây hẳn bạn đã hiểu được mục tiêu Marketing là gì và cách để đặt được mục tiêu đúng chuẩn SMART. Đam mê với nghề nghiệp chính là điều có ảnh hưởng lớn nhất khi đặt mục tiêu. Tuy nhiên, đôi khi chúng ta bị ám ảnh bởi việc tối ưu hóa kết quả và quên đi nội dung hấp dẫn, quản lý thương hiệu đúng hướng. Chính vì thế, công ty bạn cần cân nhắc kỹ trước khi đặt mục tiêu theo công thức SMART.
Phần mềm Ninja không chỉ hỗ trợ doanh nghiệp thiết lập mục tiêu SMART cho chiến lược tiếp thị, mà còn cung cấp dịch vụ Digital Marketing toàn diện và tư vấn chiến lược Marketing đáng tin cậy nhất hiện nay. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn cụ thể về mục tiêu truyền thông Marketing.
Nếu cần trợ giúp, đừng ngại inbox, các Ninjaer sẽ giải đáp giúp bạn! Tham gia ngay!
Hotline / Zalo: 086.979.3556
Đừng quên Follow các kênh mới nhất của chúng tôi để nhận được thông tin hấp dẫn.
Telegarm: @quockhanhninja
Facebook: Quốc Khánh
Fanpage: Phần mềm Marketing Online
Youtube: Quốc Khánh - Marketing Thực Chiến 4.0