Phát triển kế hoạch tiếp thị cho sản phẩm mới giúp mang lại hiệu quả nhanh chóng và tối ưu hóa. Quan trọng nhất là việc xác định các bước để hình thành kế hoạch tiếp thị, giúp bạn không bị mất phương hướng khi bắt đầu với sản phẩm hoặc lĩnh vực mới. Hãy đọc bài viết dưới đây của Phần mềm Ninja để tìm hiểu chi tiết về việc xây dựng chiến lược tiếp thị cho sản phẩm mới.
Tìm hiểu chiến lược Marketing cho sản phẩm mới là gì?
Bạn sẽ đi vào tìm hiểu kiến thức nền tảng nhất – chiến lược Marketing cho sản phẩm là gì. Kế hoạch này tập trung truyền tải thông tin, lợi ích của đối tượng chuẩn bị ra mắt thị trường. Công cụ thực hiện là phương tiện quảng cáo, mạng xã hội, báo đài,…để bán hàng. Khi triển khai, chiến thuật sẽ bao quanh nội dung chủ yếu như sau:
- Mục tiêu.
- Nhiệm vụ.
- Phân tích tình huống.
- Sự phát triển, mở rộng của doanh nghiệp, thương hiệu.
- Thị trường mục tiêu.
- Các chương trình quảng cáo cụ thể cho hoạt động Marketing.
- Ngân sách – chi phí.
- Thời gian thực hiện.
Xây dựng chiến lược Marketing online cho sản phẩm mới mang tính quyết định. Từ đó, doanh nghiệp đưa ra phán đoán liệu rằng việc tung ra thị trường đem đến thành công hay sự thua lỗ.
Xem Thêm: Xây dựng chiến lược Marketing dịch vụ/sản phẩm cho doanh nghiệp
Tại sao cần có chiến lược Marketing cho sản phẩm mới?
Lập chiến lược Marketing cho một sản phẩm có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nếu thiếu hoạt động này rất dễ lạc lối, lãng phí nguồn lực và không đạt kết quả mong đợi. Những lý do cụ thể dưới đây sẽ là động lực để bạn nhanh chóng triển khai trong thực tế:
- Xây dựng chiến lược Marketing cho sản phẩm mới là cách tạo ra định hướng chung. Mọi nhân viên tham gia vào dự án đều thống nhất về tầm nhìn và nỗ lực hết mình.
- Thiết lập được chiến lược đồng nghĩa với việc đã có mô tả rõ ràng về mục tiêu hoạt động. Bên cạnh đó còn là cách thức để đạt được kỳ vọng.
- Xây dựng chiến lược Marketing cho sản phẩm mới giúp xác định đúng nhu cầu của người tiêu dùng. Điều này vô cùng cần thiết trong thời đại mọi thứ biến đổi nhanh chóng bởi những tác động và các xu hướng.
- Thông qua kế hoạch, bạn biết chi phí ngân sách dành cho việc gì, ý nghĩa như thế nào. Từ đó, rủi ro khi đầu tư cho hoạt động Marketing giảm thiểu tối đa.
- Xây dựng chiến lược Marketing cho sản phẩm mới giúp mọi việc luôn trong tầm kiểm soát. Đây là cách kích hoạt tối đa hóa phản ứng với hoàn cảnh thay đổi.
- Các công ty nhỏ có thêm cơ hội để cạnh tranh. Bởi lẽ, ý tưởng sáng tạo, độc đáo là không giới hạn.
Qua đây, bạn dễ thấy rằng xây dựng chiến lược Marketing cho sản phẩm mới là thiết yếu. Nếu không, mọi dự tính đều khá mơ hồ, rất dễ dẫn đến đổ bể.
Tìm hiểu thêm kiến thức về Marketing qua bài viết:
- Marketing tổng thể là gì? Vai trò, cách lập kế hoạch bài bản 2023
- Marketing Online là gì? Cách quảng cáo Marketing Online hiệu quả
Các loại chiến lược Marketing cho sản phẩm mới
Chiến lược Marketing dựa trên lợi thế giá thấp
Trong giai đoạn giới thiệu sản phẩm mới, hầu hết các doanh nghiệp đều sử dụng chiến lược marketing dựa trên lợi thế giá cả thấp. Đây là một chiến lược hiệu quả để giành được thị phần và cạnh tranh với các đối thủ nặng ký đã có chỗ đứng vững chắc trong cùng phân khúc. Hãy áp dụng chiến thuật này để đưa sản phẩm của bạn đến gần hơn với khách hàng tiềm năng.
Bạn sẽ thu được kết quả tích cực từ chiến lược này khi sản phẩm của đối thủ cạnh tranh chưa chiếm được lòng tin, sự trung thành của khách hàng. Lúc này, chắc chắn khách hàng sẽ dành nhiều ưu ái hơn cho sản phẩm có giá thấp hơn nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ các tính năng cần thiết.
Xem Thêm: Marketing Xanh – Thay đổi mới đem đến sức sống cho thị trường Việt Nam
Tuy nhiên khi triển khai chiến lược marketing giá thấp, doanh nghiệp cũng cần hết sức thận trọng với các hành động “đáp trả” của đối thủ. Có thể các đối thủ sẽ tung ra nhiều chương trình khuyến mãi, giảm giá sản phẩm… thu hút sự chú ý của nguồn khách hàng lâu năm cũng như các khách hàng mới.
Chiến lược Marketing tạo nhiều giá trị cho sản phẩm
Chiến lược giá tiềm ẩn khá nhiều rủi ro đối với doanh nghiệp. Vì vậy bạn có thể nghĩ đến chiến thuật marketing tập trung vào các tính năng và giá trị nổi bật của sản phẩm. Khi nhận thấy lợi ích của mình được gia tăng khi sử dụng sản phẩm, khách hàng sẽ chủ động tìm đến bạn.
Để thu hút khách hàng tiềm năng, doanh nghiệp có thể cung cấp hướng dẫn sử dụng đơn giản, thiết kế bao bì đẹp mắt hoặc chính sách bảo hành, bảo dưỡng miễn phí tại nhiều địa điểm khác nhau để khách hàng tiện lợi hơn trong việc sử dụng sản phẩm. Áp dụng những chiến lược này giúp nâng cao trải nghiệm khách hàng và tạo lòng tin, giúp sản phẩm được tiếp cận và tiêu thụ tốt hơn.
Chiến lược Marketing chú trọng các chương trình khuyến mãi
Nếu muốn tạo ưu thế cạnh tranh về giá nhưng không phải giảm giá thành sản phẩm thì doanh nghiệp hãy nghĩ đến việc tổ chức các chương trình khuyến mãi dành cho các khách hàng trải nghiệm sản phẩm mới. Sau đây là một số ví dụ điển hình mà doanh nghiệp có thể áp dụng:
- Chương trình “đổi cũ lấy mới” dành cho các thiết bị điện máy, đồ điện tử
- Tặng mã hoặc phiếu giảm giá cho lần mua sắm kế tiếp
- Chương trình bảo hành hoàn tiền hoặc lắp ráp miễn phí
- Cung cấp các sản phẩm, dịch vụ đi kèm miễn phí
Xây dựng chiến lược phân phối thích hợp cho sản phẩm mới
Một sản phẩm mới nếu muốn thành công trước hết cần phải tiếp cận được người tiêu dùng. Do đó một trong những chiến lược marketing mà doanh nghiệp cần quan tâm trong giai đoạn này đó là xây dựng chiến lược phân phối phù hợp.
Chiến lược phân phối xoay quanh các hoạt động như trưng bày, giới thiệu sản phẩm tại các điểm kinh doanh khác nhau. Một số kênh phân phối phổ biến và mang lại hiệu quả tiếp cận cao bao gồm:
- Kênh bán hàng truyền thống: Quầy bán hàng lưu động, chợ, cửa hàng tạp hóa…
- Kênh bán hàng online: Website, mạng xã hội, các sàn thương mại điện tử…
- Kênh bán hàng hiện đại: Trung tâm thương mại, quầy bán hàng tại sân bay, siêu thị, cửa hàng tiện lợi…
Chiến lược Marketing đa kênh truyền thông
Xây dựng chiến lược marketing online cho sản phẩm mới là hướng đi mà hầu hết các doanh nghiệp hiện nay đều theo đuổi. Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin như hiện nay, những kênh phân phối online đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của khách hàng về sản phẩm/dịch vụ của bạn.
Chiến lược marketing đa kênh truyền thông sẽ cung cấp đầy đủ thông tin cần thiết về sản phẩm cho các khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp. Từ đó điều hướng khách hàng đến với gian hàng online hoặc offline để mua sắm. Chiến thuật marketing này chủ yếu được thực hiện trên các sàn thương mại điện tử hoặc theo mô hình phân phối O2O (Online to Offline).
Định hướng xây dựng chiến lược Marketing cho sản phẩm mới
Xây dựng chiến lược Marketing cho sản phẩm mới là khác nhau ở mỗi doanh nghiệp, lĩnh vực. Thế nhưng, mọi bản kế hoạch đều bắt đầu với các bước cốt lõi dưới đây. Nhờ đó, bạn không bỏ quên một khía cạnh nào không được tính toán đến.
Thấu hiểu sản phẩm mới
Để xây dựng chiến lược Marketing hiệu quả, việc hiểu rõ về sản phẩm là điều quan trọng nhất. Doanh nghiệp cần có cái nhìn thấu đáo để truyền tải thông điệp đúng cách và tránh vi phạm đạo đức kinh doanh. Việc không hiểu rõ về sản phẩm có thể gây ảnh hưởng đến hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp trong mắt khách hàng.
Xem Thêm: Tìm hiểu xu hướng SEO 2023 cùng chuyên gia hàng đầu,
Marketing về bản chất là cầu nối giữa sản phẩm và khách hàng. Mục đích chính là làm cho nhiều người hơn biết đến những gì doanh nghiệp đang cung cấp. Đồng thời, tiếp thị thúc đẩy người tiêu dùng chuyển đổi hành động, đi đến quyết định mua sắm. Quảng cáo có thể hoa mỹ – bóng bẩy để làm sản phẩm tỏa sáng. Thế nhưng, tất cả phải dựa trên những điều có trong thực tế, như là:
- Công dụng.
- Tính năng.
- Thành phần…
Nếu không biết rõ, việc quảng cáo có thể sẽ chưa đạt được hiệu quả hoặc bị đánh bóng quá mức. Càng hiểu nhiều, tỷ lệ thành công trong xây dựng chiến lược Marketing cho sản phẩm mới sẽ càng cao. Marketer phải là những người luôn đồng hành trong suốt hành trình sáng tạo, phát triển. Liệu khách hàng có tin tưởng vào những thứ đến người bán cũng không nắm cụ thể?
Xác định tệp khách hàng cần quan tâm nhiều nhất
Để thành công trong Marketing, việc xác định khách hàng mục tiêu là rất quan trọng. Không phải sản phẩm nào cũng phù hợp với mọi thị trường. Bạn cần phải tìm ra nhóm khách hàng cụ thể để đem lại giá trị cao nhất. Việc này cần được quan tâm ngay từ giai đoạn phát triển sản phẩm. Kế hoạch tiếp thị sẽ giúp thương hiệu xác định các tiêu chí như thị trường, khách hàng và cạnh tranh để đưa ra quyết định phù hợp.
- Đặc điểm về tuổi tác, ngành nghề, mức thu nhập,…
- Tâm lý.
- Thói quen sinh hoạt.
- Hành vi tiêu dùng…
Khi xây dựng chiến lược Marketing cho sản phẩm mới bạn cần rà soát hết các đặc điểm. Nhờ thế, kế hoạch mới được triển khai khoa học, đúng trọng tâm.
Phân tích đối thủ
Xây dựng chiến lược Marketing cho sản phẩm mới là dành cho nội bộ doanh nghiệp mình. Tuy nhiên, bạn vẫn cần hướng ra ngoài và phân tích cả đối thủ cạnh tranh. Bạn học hỏi từ những ưu điểm, hạn chế trong cách tiếp thị của họ. Qua đó, những kinh nghiệm được tích lũy trong khi không cần trả giá cho sai lầm.
Mặt khác, bạn không thể bắt chước giống hệt những gì đã có. Bản chất của tiếp thị là sáng tạo, nói lên bản sắc riêng của mỗi thương hiệu. Vì thế, bạn chỉ nên tham khảo và học hỏi từ đối thủ để tìm ra hướng đi cho mình. Xây dựng chiến lược Marketing cho sản phẩm mới cần đảm bảo tính khác lạ. Nhờ thế, khách hàng sẽ chú ý đến bạn nhiều hơn và không bị lu mờ giữa hàng triệu doanh nghiệp khác.
Xác định mục tiêu
Mọi hành động đều cần mục tiêu và việc xây dựng chiến lược Marketing cho sản phẩm mới cũng vậy. Kế hoạch sẽ không thể trọn vẹn nếu chưa biết đích đến của mình là gì. Không chỉ có vậy, kết quả kỳ vọng còn phải được cụ thể hóa thông qua các mục như:
- Doanh nghiệp muốn số lượng khách hàng biết đến sản phẩm của mình là bao nhiêu?
- Doanh số bán hàng quý đầu sau khi triển khai Marketing đạt mức nào?
- Mức độ nhận biết của sản phẩm trong phạm vi cả nước, toàn cầu hay chỉ một địa phương nhất định?
Thế nhưng, mục tiêu quá cao hoặc quá chi li cũng là một áp lực vô hình. Điều đó khiến cho doanh nghiệp dễ thất vọng khi chưa đạt đúng chỉ tiêu mặc dù đã làm rất tốt. Vì thế, việc thiết lập cũng cần tính toán khoa học, điều chỉnh phù hợp.
Xác định công cụ Marketing sử dụng
Đây được ví như linh hồn trong việc xây dựng chiến lược Marketing cho sản phẩm mới. Các công cụ ngày càng trở nên đa dạng hơn. Doanh nghiệp có quyền lựa chọn một hoặc nhiều phương án cùng lúc. Sự phát triển của Internet đã mở ra kỷ nguyên mới cho tiếp thị. Hình thức online có thể giúp hàng nghìn, hàng triệu người biết đến cùng lúc. Mức độ phủ sóng toàn cầu đạt được nhờ những loại sau:
- Website Marketing.
- Social Networking.
- Search engine Marketing (bao gồm hai loại công cụ là Adword và SEO).
- Email Marketing.
- Mobile Marketing.
- Viral Marketing.
Việc tiếp cận khách hàng tiềm năng diễn ra mọi lúc, mọi nơi. Nhờ thế, xây dựng chiến lược Marketing cho sản phẩm mới thành công trong khoảng thời gian ngắn nhất.
Xác định ngân sách
Ngân sách luôn là yếu tố tác động chính đến xây dựng chiến lược Marketing cho sản phẩm mới. Trong phần kế hoạch, bạn cần làm rõ mức chi phí dự trù có thể phân bổ là bao nhiêu. Marketing hoành tráng sẽ dẫn theo sự tốn kém. Thế nhưng, mọi phương án đều có tính hiệu quả và giá trị riêng. Nếu tính toán khoa học, bạn sẽ thu được kết quả vượt xa những gì đã bỏ ra.
Trái lại, doanh nghiệp cũng cần cân đối dựa trên tình hình thực tế và quy mô công ty. Các kênh quảng cáo đã đề cập ở trên giúp Marketing thuận lợi hơn. Kể cả những người kinh doanh tự do cũng có cơ hội bứt phá với số vốn ít ỏi.
Triển khai kế hoạch
Khi đã xây dựng chiến lược Marketing cho sản phẩm mới hoàn tất, doanh nghiệp bắt tay vào triển khai. Một số thương hiệu có bộ phận PR chuyên biệt, họ sẽ tự chủ thực hiện. Trong trường hợp không có, hãy thuê một đơn vị Marketing Online uy tín như Phần mềm Ninja. Không chỉ đảm nhận khâu triển khai tốt, trong trường hợp bạn gặp khó khăn trong việc lên chiến lược Marketing cho sản phẩm mới, đội ngũ chuyên gia của chúng tôi sẵn sàng đồng hành để tìm hiểu, hoạch định và đưa ra giải pháp tốt nhất.
Nghiên cứu mẫu Excel kế hoạch Marketing
Doanh nghiệp nên tham khảo mẫu lập kế hoạch Marketing cho sản phẩm mới. Qua đó, bạn sẽ dễ dàng hình dung hơn về cách triển khai trong thực tế cùng các yêu cầu. Thông thường, file này sẽ gồm các mục cơ bản sau:
- Mục tiêu tiếp thị.
- Sáng kiến Marketing.
- Phân tích các khía cạnh của thị trường mục tiêu.
- Ứng dụng SWOT.
- Chiến lược định vị.
- Tiếp thị hỗn hợp…
Để hoàn thiện, doanh nghiệp cần có thời gian nghiên cứu toàn diện. Bên cạnh đó, các phép thử chính là cách đưa ra bản xây dựng chiến lược Marketing cho sản phẩm mới thành công nhất.
Nếu cần trợ giúp, đừng ngại inbox, các Ninjaer sẽ giải đáp giúp bạn! Tham gia ngay!
Hotline / Zalo: 086.979.3556
Đừng quên Follow các kênh mới nhất của chúng tôi để nhận được thông tin hấp dẫn.
Telegarm: @quockhanhninja
Facebook: Quốc Khánh
Fanpage: Phần mềm Marketing Online
Youtube: Quốc Khánh - Marketing Thực Chiến 4.0