Landing Page là gì mà được nhiều đơn vị lựa chọn sử dụng nhiều đến vậy? Thực ra Landing Page có thể hiểu đơn giản là một trang web độc lập thường được sử dụng trong các chiến dịch Marketing. Vậy nó được tạo ra với mục đích gì và khác gì với Website bình thường? Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn thông qua bài viết dưới đây nhé.
1. Trang Landing Page là gì? Landing Page khác gì với Website thường?
Trong một chiến dịch quảng cáo hay Marketing, chúng ta thường nghe nhắc đến cụm từ “Landing Page” hay còn gọi là trang đích. Đây cũng là khái niệm mà khá nhiều người bị nhầm lẫn với Website thông thường.
1.1 Trang Landing Page là gì?
Landing Page Marketing là một trang web độc lập (microsite) có tên miền gần giống với trang web chính và thường chỉ cung cấp nội dung về một sản phẩm hay dịch vụ cụ thể. Theo các số liệu mới đây, doanh nghiệp có thể tăng tỷ lệ chuyển đổi lên tới 120% nếu như biết cách sử dụng Landing Page Marketing đúng cách.
Xem Thêm: Marketing Automation là gì? Những điều cần biết về Marketing Automation
Tại đây khách hàng có thể tìm kiếm được tất cả mọi thông tin về sản phẩm cụ thể từ tính năng, công dụng, điểm nổi bật, các thông tin khuyến mãi, chương trình ưu đãi, thiết kế hình ảnh, thông tin đăng ký và liên hệ,… một cách rõ ràng chỉ trên một trang. Các thao tác trên này cũng chỉ cần một click là có thể thực hiện được như việc đăng ký thông tin hay mua sản phẩm.
Mục đích chính của Website Landing Page là tăng tỷ lệ chuyển đổi cho chiến dịch và giảm tối đa chi phí cho bán hàng và chi phí chuyển đổi lead. Landing Page hấp dẫn sẽ dễ thu hút và thuyết phục khách hàng mục tiêu đi đến thực hiện hành động chuyển đổi (ví dụ như mua hàng, đăng ký thông tin tư vấn, trải nghiệm sản phẩm,…) trên chính nền tảng đó.
Ngoài ra, nếu nắm được cách thiết kế Landing Page giúp hỗ trợ tối ưu các chi phí bán hàng cho doanh nghiệp đồng thời kết nối khách hàng tiềm năng dễ dàng hơn.
1.2. Trang Landing Page khác gì với Website thường?
Sự khác biệt giữa Landing Page và Website là gì? Phần mềm Ninja sẽ giải thích giúp bạn sự khác nhau giữa 2 khái niệm này nhé:
– Website: Là một tập hợp các trang thông tin với đầy đủ những dữ liệu và luồng thông tin khác nhau trên các thanh menu, sidebar, tin tức,… Website sẽ có thông tin giới thiệu về doanh nghiệp, danh sách sản phẩm, thông tin cụ thể từng dịch vụ, các hoạt động kinh doanh, thông tin khuyến mại, tin tức liên quan, thông tin liên hệ,… Đây được xem là ngôi nhà chính, nơi khách hàng có thể tìm kiếm tất cả những thông tin cần thiết mà doanh nghiệp đang cung cấp. Thông tin trên Website thường có tính bền vững và lâu dài.
Xem Thêm: Marketing là gì? Top 13 hình thức Marketing hot nhất 2023
– Landing Page: Là một trang Web đơn lẻ và chỉ tập trung đưa ra những thông tin về một sản phẩm hoặc dịch vụ hay chương trình khuyến mãi cụ thể và thường chỉ sử dụng trong một khoảng thời gian ngắn nhất định. Chức năng chính của Landing Page là cung cấp thông tin từ đó kêu gọi hành động (Call to Action) để thuyết phục người dùng tương tác, thực hiện hành động chuyển đổi thực tế.
Thông thường, tỷ lệ chuyển đổi của Landing Page sẽ cao hơn so với Website, điều này là do Website có quá nhiều thông tin, không tập trung vào một mục tiêu cụ thể và cũng có nhiều bước thực hiện trước khi đến với bước chuyển đổi hơn là Landing Page.
2. Phân loại các trang Landing Page Marketing
Đa số các loại Website Landing Page thường có chung mục đích là kêu gọi khách hàng hành động thực hiện hành vi chuyển đổi. Có rất nhiều dạng thiết kế Landing Page khác nhau để phù hợp với sản phẩm và mục tiêu của doanh nghiệp như: Landing Page bán hàng, Landing Page thu thập thông tin, Landing Page giới thiệu, Landing Page chuyển đổi,…
Tuy nhiên dựa trên mục đích của chiến dịch Marketing mà chủ yếu sẽ có 3 dạng Landing Page thường được dùng đó là:
Landing Page bán hàng (Sales Page):
Các trang chuyển đổi này sẽ trực tiếp bán hàng hoặc thuyết phục người dùng đăng ký để trải nghiệm sản phẩm hay dịch vụ ngay trên Landing Page. Với giao diện có nút kêu gọi hành động giúp người dùng truy cập trực tiếp đến cổng thanh toán hoặc đăng ký hành động chỉ với 1 click. Loại Landing Page này cũng thường được sử dụng để bán khóa học online, shop bán hàng trực tuyến hoặc khi muốn tập trung vào một nhóm hàng nào vừa ra mắt và đang có khuyến mại.
Landing Page có thể thu thập được các thông tin của khách hàng (Lead Generation Page):
Được dùng phổ biến trong các chiến dịch tổ chức sự kiện, ra mắt thương hiệu, sản phẩm mới,… để lấy được thông tin khách hàng tiềm năng. Trang Landing Page dạng này thường sử dụng form đăng ký với các thông tin thu thập như tên, số điện thoại, email, nhu cầu của khách hàng,… Để dễ dàng lấy thông tin thì trang Landing Page sẽ thường có thêm những thông tin hấp dẫn như: Các ưu đãi, voucher giảm giá, quà tặng miễn phí, ebook giới hạn,…
Landing Page chuyển đổi (Clickthrough Landing Pages):
Là trang trung gian để dẫn khách hàng tới một trang khác mà bạn muốn khách hàng thực hiện hành động ở đó. Landing Page chuyển hướng nội dung sẽ cung cấp đầy đủ những thông tin cần thiết về dịch vụ hoặc sản phẩm và sau đó dẫn dắt khách hàng về trang Web chính.
Dựa trên mục đích quảng bá và mỗi loại hình sản phẩm/dịch vụ kinh doanh mà doanh nghiệp nên cân nhắc lựa chọn loại Landing Page cho phù hợp để khai thác tối đa tiềm năng đồng thời tăng lượng khách hàng thu hút, tối ưu hóa chiến dịch Marketing và nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp.
3. Lợi ích của Landing Page đối với hoạt động bán hàng
Chắc hẳn bạn cũng thắc mắc lợi ích của việc thiết kế Landing Page là gì mà nhiều đơn vị lại sử dụng nó để quảng bá đến vậy. Dưới đây là những giá trị mà Landing Page mang lại khi biết sử dụng đúng cách:
3.1 Landing Page Marketing giúp tăng chuyển đổi
Một trong các giá trị đầu tiên mà Landing Page mang lại chính là giúp gia tăng chuyển đổi, khuyến khích khách hàng thực hiện hành động, quan tâm và đăng ký thông tin khách hàng đồng thời cũng cung cấp trải nghiệm tốt hơn đến khách hàng. Bên cạnh việc sử dụng những ưu đãi để “câu” khách thì các loại content hấp dẫn, phù hợp với mục tiêu chiến dịch sẽ dễ đem về lượng khách hàng tốt nhất.
Xem Thêm: Marketing Online là gì? Cách quảng cáo Marketing Online hiệu quả
3.2 Cho doanh nghiệp hiểu rõ hơn về Insight khách hàng
Các dữ liệu thu thập được từ form đăng ký thông tin của khách, các chương trình ưu đãi thay đổi khác nhau của từng Landing Page là nguồn cung cấp thông tin quan trọng giúp nắm bắt chính xác hơn Insight và cũng chính là nhu cầu của khách hàng. Bạn có thể có được các thông tin về sở thích, thông tin nhân khẩu học xã hội như độ tuổi, giới tính, số điện thoại, nghề nghiệp,… Từ đó xác định được Insight và thay đổi chiến lược Marketing sao cho phù hợp, chọn kênh truyền thông có khả năng đem đến nhiều chuyển đổi hơn, nhắm đúng đối tượng khách hàng mục tiêu.
3.3 Hỗ trợ hoạt động Email Marketing của doanh nghiệp
Thông qua việc thu thập thông tin khách hàng qua form đăng ký trên Landing Page, bạn sẽ có được danh sách Email khách hàng. Từ đó có thể gửi những Email Marketing đến mail cá nhân nhằm giữ kết nối với khách hàng và gia tăng sự chuyên nghiệp trong mắt khách hàng bằng những Email cám ơn hay Email có kèm thêm ưu đãi mà khách hàng quan tâm.
3.4 Website Landing Page hỗ trợ hoạt động A/B testing hiệu quả
Để xác định kênh nào đem lại nhiều khách hàng hơn, dịch vụ/sản phẩm nào được yêu thích hơn, ưu đãi nào được ủng hộ hơn,… thì việc sử dụng Landing Page chính là phép thử cần thiết. Bạn có thể sáng tạo nội dung và hình ảnh theo nhiều phương án khác nhau nhằm tìm ra cách đem lại tỷ lệ chuyển đối cao nhất mà không lo gặp phải các rủi ro khi thử nghiệm trên Website chính.
3.5 Thiết kế Landing Page giúp hỗ trợ doanh nghiệp đo lường các chỉ số
Việc thiết kế một trang microsite cũng hướng tới mục đích hỗ trợ doanh nghiệp đo lường các chỉ số chuyển đổi có ảnh hưởng trực tiếp đến mục tiêu ban đầu của doanh nghiệp.
Nhờ có Landing Page, doanh nghiệp có thể dựa vào chỉ số chuyển đổi để đánh giá hiệu suất của mỗi chiến dịch Marketing, từ đó đưa ra phương án cải thiện cho phù hợp. Các phương án có thể thay đổi là tập trung nguồn lực vào kênh có tỷ lệ chuyển đổi cao nhất, điều chỉnh thông điệp truyền thông nhằm tăng tỷ lệ chuyển đổi và gia tăng hiệu suất cho chiến dịch.
3.6 Tăng độ nhận diện thương hiệu và thiện cảm từ khách hàng
Dù chưa đọc nội dung nhưng khi vừa nhìn vào một giao diện Landing Page bắt mắt thân thiện với người dùng sẽ dễ dàng thu hút và tạo được thiện cảm từ khách hàng. Landing Page cũng sẽ giúp tăng độ nhận diện thương hiệu khi được đầu tư kỹ lưỡng đồng thời có thể khai thác được khách hàng mục tiêu cho những chiến dịch sắp tới.
4. Khi nào doanh nghiệp cần thiết kế Landing Page Marketing?
Một khi đã biết Landing Page là gì và hiểu rõ những lợi ích mà loại hình này mang lại thì doanh nghiệp cần xác định rõ thời điểm cần thiết kế nó và thực hiện như thế nào, cụ thể như sau:
4.1 Khi doanh nghiệp muốn thu thập Email của khách hàng
Trong trường hợp khi doanh nghiệp đang có nhu cầu thu thập email khách hàng để gửi email marketing tới khách hàng tiềm năng, kích thích đối tượng mua hàng và tăng tỷ lệ chuyển đổi. Cách làm này tuy khả năng chuyển đổi là không cao nhưng vẫn cần thiết để duy trì tương tác và liên hệ với khách hàng.
4.2 Khi doanh nghiệp muốn chạy quảng cáo
Doanh nghiệp nên xây dựng trang Landing Page hấp dẫn về mặt hình ảnh và nội dung thu hút khi muốn chạy quảng cáo hiệu quả đồng thời tiết kiệm được chi phí quảng cáo tối đa. Tuy nhiên để đạt được mục tiêu này, nội dung Landing Page phải thực sự là vấn đề mà người dùng đang quan tâm, đồng thời cần kết hợp với các kỹ năng chạy quảng cáo để tối ưu nội dung cho Landing Page.
4.3 Doanh nghiệp muốn tìm tệp khách hàng mới
Khi đã cạn kiệt nguồn khách hàng và muốn mở rộng thị trường, tìm kiếm thêm nguồn khách hàng mới cho sản phẩm của mình thì doanh nghiệp nên lựa chọn xây Landing Page giúp tiếp cận đa dạng các phân khúc khách hàng ở mọi vị trí, mọi khu vực, mọi lứa tuổi.
4.4 Khi doanh nghiệp ra mắt sản phẩm/dịch vụ mới
Một sản phẩm hay dịch vụ mới ra mắt cần rất nhiều chi phí để quảng bá, tạo dựng hình ảnh. Chính vì vậy, chọn Landing Page vào thời điểm này sẽ giúp nhanh chóng tiếp cận được lượng lớn khách hàng, giới thiệu thông tin cụ thể về sản phẩm, thu thập dữ liệu khách hàng khi muốn đặt sản phẩm và tất nhiên là nhằm mục đích gia tăng tỷ lệ chuyển đối.
4.5 Khi doanh nghiệp muốn triển khai hoạt động tặng quà
Hoạt động tặng quà miễn phí, phần quà giới hạn, voucher ưu đãi, những khuyến mãi đặc biệt nhằm giữ chân khách hàng, xây dựng niềm tin và thiện cảm từ khách hàng là điều rất nhiều đơn vị hướng đến. Để đạt được mục đích này không thể thiếu việc xây dựng trang Landing Page hỗ trợ và tối ưu hóa công cụ chuyển đổi.
4.6 Khi doanh nghiệp muốn tổ chức sự kiện
Để khách hàng đăng ký tham gia một sự kiện online hay offline một cách dễ dàng và đơn giản thì xây dựng trang Landing Page với các thông tin ngắn gọn cùng form đăng ký là cách đơn giản mà lại tiết kiệm chi phí. Nội dung Landing Page cho sự kiện thường sẽ bao gồm các mục:
- Tên sự kiện và mục đích của sự kiện
- Đối tượng được hưởng lợi khi tham gia sự kiện
- Những lợi ích mà nhận khách hàng được khi đăng ký tham gia
- Những diễn giả xuất hiện
- Nội dung của sự kiện
- Thời gian và địa điểm tổ chức
4.7 Khi doanh nghiệp muốn tối ưu trang Web (SEO)
Việc tạo trang Landing Page là một phương pháp giúp trang Website chính gia tăng xếp hạng trên Google và đồng thời giúp tối ưu công cụ tìm kiếm SEO cho trang web. Ngoài ra, Landing Page cũng giúp hỗ trợ SEO từ khóa và SEO tổng thể cho Website. Vì vậy đây là một phương án không thể thiếu khi muốn phát triển Website cho doanh nghiệp.
5. Một số yếu tố giúp Landing Page tăng tỷ lệ chuyển đổi
Bên cạnh việc thiết kế Website Landing Page đẹp mắt, nội dung hấp dẫn thì có một vài yếu tố liên quan đến cấu trúc của Landing Page sẽ giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi của trang. Vì vậy bạn nên tập trung vào các bộ phận sau:
5.1 Tiêu đề Landing Page hợp lý
Tiêu đề là thứ đầu tiên đập vào mắt khách hàng khi mở trang Landing Page, vì thế ở vị trí này nên đặt những giá trị, lợi ích mà khách hàng nhận được lên đầu tiên. Ví dụ như tiêu đề nên có những từ liên quan đến “giảm giá”, “ưu đãi”, “khuyến mại”, “quà tặng”,… Thu hút người đọc từ tiêu đề hấp dẫn bởi chính những điều họ quan tâm và sau đó giữ họ ở lại lâu hơn, từ đó mới có thể khuyến khích khách hàng đi tới các hành động chuyển đổi phía sau.
Thông điệp trên tiêu đề nên ngắn gọn và bao quát được mục đích chính, ngoài ra còn phải giới thiệu qua về dịch vụ hay sản phẩm mà bạn cung cấp. Để khách hàng biết được trang này đang nói về cái gì, mục đích là gì, từ đó họ sẽ quyết định xem có thực hiện hành vi chuyển đổi (mua hàng, điền form đăng ký, click chuột,…) như bạn mong muốn hay không.
5.2 Landing Page giới thiệu đúng dịch vụ đang cung cấp
Bên dưới tiêu đề sẽ là nội dung chính giới thiệu về dịch vụ hoặc sản phẩm của doanh nghiệp đang muốn khách hàng chú ý đến. Vì thế hãy đảm bảo nội dung tập trung vào đúng những điểm nổi bật của sản phẩm bao gồm: Tính năng, đặc điểm, lợi ích, giá trị đem lại,…
Những điểm sáng giá nhất của sản phẩm cần được bộc lộ ngắn gọn và đầy đủ, giúp khách hàng dễ dàng hình dung sản phẩm, so sánh được điểm khác biệt riêng có mà không đối thủ nào bì lại được để thuyết phục khách hàng mua sản phẩm của mình chứ không phải của bất kỳ bên nào khác.
5.3 Mẫu đăng ký đơn giản và thu hút
Landing Page ngoài nội dung trên trang thì còn có form mẫu điền thông tin để khách hàng dễ dàng cung cấp thông tin và gửi đi. Câu hỏi ngắn sẽ dễ dàng thu thập thông tin hơn vì những câu hỏi dài và phức tạp thường khiến khách cảm thấy phiền phức và không muốn cung cấp.
Vì vậy thiết kế mẫu form và nội dung trên form phải đơn giản nhất có thể với những thông tin cực kỳ ngắn gọn để hỏi khách như Tên, số điện thoại, email và nhu cầu (nếu cần thiết).
5.4 Nội dung Landing Page đúng Insight khách hàng
Bên cạnh tiêu đề đánh đúng tâm lý và nhu cầu muốn có được lợi ích của khách thì nội dung cũng cần đảm bảo đúng Insight khách hàng. Bằng cách nhắm vào những vấn đề mà khách hàng quan tâm, giúp họ thấy được tầm quan trọng khi sử dụng dịch vụ, đáp ứng chính xác nhu cầu mà họ mong muốn và giải quyết những khó khăn mà khách hàng gặp phải. Từ những thông tin có lợi đó, khách hàng sẽ suy xét và cân nhắc việc lựa chọn sử dụng sản phẩm vì chính nhu cầu của họ.
5.5 Câu chữ, hình ảnh, video hấp dẫn, phong phú
Giao diện thân thiện với người dùng sẽ thu hút được khách hàng. Thế nhưng để giữ chân họ thì cần chú ý đến thông điệp truyền tải qua câu từ, qua hình ảnh và video. Một Landing Page đủ thuyết phục cần có hình ảnh sản phẩm chân thực, sống động, các số liệu được mô tả bằng đồ thị linh hoạt, các video giới thiệu thật sáng tạo và thu hút sẽ tăng thêm độ tin cậy trong mắt khách hàng. Bên cạnh đó hiện nay nhiều đơn vị lựa chọn hình thức Infographic cho hình ảnh để Landing Page thêm bắt mắt và sinh động.
5.6 Lời kêu gọi hành động
Call to Action hay lời kêu gọi hành động là đích đến cuối cùng mà Landing Page cần đạt được sau khi đã hoàn thiện những nội dung kể trên. Lời kêu gọi cũng giống như cú thúc sau cùng, khuyến khích khách hàng đi tới hành động chuyển đổi quan trọng nhất.
Chính vì vậy cần thiết kế vị trí này thật nổi bật và dễ dàng thu hút với những từ ngữ mạnh mẽ, mang tính thúc giục cao cụ thể như: “Nhận quà ngay”, “Mua liền tay”, “Xem ngay”, “Đăng ký miễn phí”,…
Vị trí đặt nút kêu gọi hành động có thể là ở góc dưới trang, phần ưu đãi hay lợi ích nhận được của sản phẩm. Bạn cũng có thể đặt nhiều nút kêu gọi ở nhiều vị trí, tuy nhiên chỉ nên đặt với số lượng vừa phải, không đặt quá nhiều dễ khiến người xem khó chịu.
Trên đây là tổng hợp tất tần tật các thông tin giúp bạn biết được Landing Page là gì và vì sao nên sử dụng Landing Page Marketing. Các đơn vị cũng có thể tự thiết kế Landing Page dựa trên những công cụ hỗ trợ cơ bản. Tuy nhiên sẽ tốt hơn nếu doanh nghiệp lựa chọn đơn vị chuyên xây dựng Landing Page trọn gói như Phần mềm Ninja.
Nếu bạn đang có nhu cầu tạo trang Landing Page chất lượng, thiết kế đẹp mắt thân thiện và phù hợp với túi tiền thì hãy liên hệ ngay với Phần mềm Ninja, chúng tôi luôn sẵn sàng phục vụ.
Nếu cần trợ giúp, đừng ngại inbox, các Ninjaer sẽ giải đáp giúp bạn! Tham gia ngay!
Hotline / Zalo: 086.979.3556
Đừng quên Follow các kênh mới nhất của chúng tôi để nhận được thông tin hấp dẫn.
Telegarm: @quockhanhninja
Facebook: Quốc Khánh
Fanpage: Phần mềm Marketing Online
Youtube: Quốc Khánh - Marketing Thực Chiến 4.0