Một mẫu kịch bản telesales bán hàng được xây dựng chỉnh chu chính là chìa khóa thành công cho toàn bộ kế hoạch telesales. Cùng Ninja tìm hiểu cách xây dựng mẫu kịch bản telesales bán hàng đỉnh cao cùng các mẫu kịch bản hiệu quả nhất hiện nay tại bài viết dưới đây.
I. Vai trò của kịch bản telesale bán hàng
Việc xây dựng kịch bản tư vấn khách hàng cho telesales đóng một vai trò vô cùng quan trọng giúp cho hoạt động này diễn ra hiệu quả và thành công. Sau đây là những vai trò chính mà một kịch bản telesales mang lại.
Giúp quảng bá thương hiệu/sản phẩm
Một kịch bản telesales bán hàng hấp dẫn sẽ giúp doanh nghiệp quảng bá sản phẩm của mình đến với nhiều khách hàng tiềm năng từ đó thúc đẩy quá trình mua hàng của người tiêu dùng.
Kích thích mua sắm sản phẩm
Không chỉ giúp doanh nghiệp quảng bá thương hiệu, sản phẩm đến nhiều khách hàng mà việc xây dựng mẫu kịch bản telesales hiệu quả còn giúp kích thích hoạt động mua sắm của khách hàng nhanh chóng. Tùy thuộc vào từng nhu cầu của khách hàng mà nhân viên tư vấn sẽ đưa ra các sản phẩm phù hợp từ đó thuyết phục khách hàng mua sắm dựa trên sở thích của họ.
Nắm bắt nhu cầu khách hàng
Với kịch bản telesales hiệu quả, doanh nghiệp sẽ nắm bắt được những nhu cầu cần thiết mà một người khách hàng quan tâm là gì. Qua đó phối hợp với bộ phận Marketing để đưa ra các chiến lược tiếp thị phù hợp.
II. Cách xây dựng mẫu kịch bản telesale bán hàng hay và hấp dẫn
Mẫu kịch bản telesale ấn tượng với khách hàng là một kịch bản được xây dựng chỉn chu, chuyên nghiệp ngay từ phần mở đầu đến phần kết luận. Những lưu ý cụ thể của từng phần như sau:
Bước 1: Phần mở đầu thân thiện và ấn tượng
Để có một mở đầu ấn tượng với khách hàng thì khi thực hiện cuộc gọi điều bạn cần chú ý nhất là ngữ điệu giọng nói của mình. Để bản thân giữ được sự thoải mái và thư giãn đối với cuộc gọi bạn nên đặt cho mình tâm thế là đang mang lại lợi ích cho khách hàng bằng việc cung cấp thông tin sản phẩm chứ không phải năn nỉ họ mua hàng.
Đặc biệt điều không thể bỏ qua ở phần này đó là phải giới thiệu tên gọi của mình và gọi tên khách hàng với âm điệu thân thiện, hứng khởi và tràn đầy năng lượng.
Bước 2: Gây ấn tượng và tạo sự tương tác với khách hàng
Một trong những tình huống thường xuyên xảy ra khi giao tiếp qua điện thoại đó là khách hàng mượn cớ để cúp máy khi không muốn mất thời gian cho cuộc gọi của bạn. Điều cần thiết mà bạn cần thực hiện ngay lúc này là đề cập ngay đến lợi ích mà khách hàng sẽ nhận được khi sử dụng sản phẩm.
Theo đó, bạn có thể đề cập đến các lợi ích bằng cách lồng ghép một cách khéo léo ngay tại phần giới thiệu, tức là khi mới bắt đầu cuộc gọi.
Ví dụ:
– Nhân viên telesale: Em chào anh ạ! Em là … đến từ ngân hàng BIDV. Hiện bên em đang có dịch vụ mở thẻ BIDV để tiết kiệm/tăng lợi nhuận lên đến …% cho khách hàng.
– Khách hàng: Chào em! Em có thể nói chi tiết hơn được không?
– Nhân viên telesale: (Lúc này, hãy cố gắng nói ngắn gọn, súc tích và đúng trọng tâm vấn đề).
Cùng với đó, trong kịch bản telesale của bạn cũng cần có những câu hỏi để tương tác ới khách hàng. Bởi việc độc thoại một mình sẽ làm cho khách hàng mất tập trung với nội dung mà bạn cung cấp. Việc đưa ra những câu hỏi đồng thời cũng thể hiện được sự quan tâm của bạn đối với nhu cầu của khách hàng. Bởi vậy, sự tương tác khi nói chuyện với khách hàng là rất cần thiết.
Bước 3: Chốt đơn hoặc đề xuất gặp mặt trực tiếp
Việc chốt đơn ngay trên cuộc gọi hay cần phải gặp mặt trực tiếp phụ thuộc rất nhiều vào giá trị của sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp.
Theo đó, đối với các sản phẩm có giá trị thấp, bạn hoàn toàn có thể chốt đơn ngay từ cuộc gọi đầu tiên nếu sử dụng linh hoạt các phương thức tác động lên tâm lý của khách hàng, khuyến khích khách hàng mua sản phẩm như thông tin về các chương trình khuyến mại, thời hạn khuyến mại,…
Còn đối với những sản phẩm có giá trị cao như hợp đồng dịch vụ thường xuyên, bất động sản,… hoặc trong trường hợp khách hàng không thể đưa ra quyết định ngay lập tức thì lúc này, bạn cần cố gắng để tạo ra một cuộc gặp mặt trực tiếp. Nhưng cần lưu ý, hãy chủ động chọn khung giờ và địa điểm cho buổi gặp mặt.
Ví dụ:
– Nhân viên telesale: Vậy vào 9h sáng ngày mai, em qua văn phòng anh hay ở đâu thì tiện cho anh nhất ạ?
Trường hợp khách hàng đang đi công tác, hãy sắp xếp một cuộc hẹn xa hơn hoặc lựa chọn phương án gọi lại sau khi khách hàng đã hết bận.
Ví dụ:
– Nhân viên telesale: Vậy em sẽ liên hệ lại với anh sau khi anh đi công tác về, vào thứ ba tuần sau được chứ ạ?
Bước 4: Phần kết thúc cuộc gọi
Đây là phần rất quan trọng để tạo nên một kịch bản telesale ấn tượng với khách hàng.
Trước khi kết thúc cuộc gọi, bạn cần nói lời cảm ơn và lời chào tạm biệt với khách hàng của mình. Đặc biệt, để tránh trường hợp khách hàng vẫn còn câu hỏi cũng như thể hiện sự tôn trọng với khách hàng, hãy cúp máy sau họ, chắc chắn đây sẽ là kịch bản telesales bán hàng hiệu quả.
III. Mẫu kịch bản telesale hay và hấp dẫn nhất mọi thời đại
Có rất nhiều trường hợp xảy đến khi thực hiện cuộc gọi tiếp thị đến khách hàng vì vậy mà việc xây dựng kịch bản telesales cũng trở nên đa dạng và phức tạp hơn. Để giúp bạn có cái nhìn chi tiết hơn khi làm kịch bản telesales, phần sau sẽ giới thiệu đến mọi người một số mẫu kịch bản telesales bán hàng đỉnh cao sau.
1. Mẫu kịch bản telesale bán hàng giới thiệu chốt đơn
- Nhân viên telesales: Xin chào, đây có phải số điện thoại của Anh/Chị “A” không ạ?
- Khách hàng: Ừ là tôi đây, ai đấy?
- Nhân viên telesales: Em chào Anh/Chị, em là B gọi điện cho anh/chị từ công ty C. Hiện tại bên em đang có sản phẩm D. Có thể đem lại giá trị cao mà Anh/Chị không nên bỏ qua. Liệu anh/chị có thể dành chút thời gian lắng nghe được không ạ?
- Khách hàng: Anh/Chị không có nhu cầu em nhé.
- Nhân viên telesales: Dạ vâng thưa anh,chị. Đây là một cơ hội đầu tư vô cùng tốt mà em rất muốn giới thiệu cho anh/chị. Nếu anh/chị bỏ qua lần này thì sẽ không còn cơ hội đâu ạ. Hay chiều em qua trao đổi trực tiếp với anh/chị ạ?
- Khách hàng: Anh/chị bận lắm, không có quan tâm đâu.
- Nhân viên telesales: Vâng em biết với những người ở vị trí giám đốc như anh/chị thường sẽ rất bận và không có thời gian. Vì vậy, em gọi điện để có thể thu xếp với anh/chị một cuộc hẹn thuận tiện và không có mất nhiều thời gian của anh/chị ạ. Không biết 3h chiều thứ 6 tuần này hay 9h sáng thứ 7 thì thuận tiện cho anh/chị nhất ạ.
- Khách hàng: Vậy thì 3h chiều thứ 6 đi.
- Nhân viên telesales: Vậy có gì trước 3h chiều thứ 6 em sẽ liên hệ lại với anh/chị ạ. Em cảm ơn anh/chị.
2. Mẫu kịch bản telesale bán hàng hẹn gọi lại lần sau
- Telesales: Xin chào, đây có phải số điện thoại của Anh A không ạ?
- Khách hàng A: Ừ là tôi đây!
- Telesales: Em chào Anh, em là B gọi điện cho anh từ công ty C. Hiện tại bên em đang có sản phẩm đem lại giá trị cao mà Anh không nên bỏ qua. Liệu anh có thể dành chút thời gian không ạ?
- Khách hàng A: Anh không có nhu cầu.
- Telesales: Dạ thưa anh. Đây là một cơ hội đầu tư vô cùng tốt mà em rất muốn giới thiệu cho anh. Nếu anh bỏ qua lần này thì sẽ không còn cơ hội đâu ạ, hay chiều em qua trao đổi trực tiếp với anh ạ?
- Khách hàng A: Anh bận lắm, không quan tâm đâu.
- Telesales: Vâng em biết với những người ở vị trí giám đốc như anh thường sẽ rất bận và không có thời gian. Vì vậy, em gọi điện để có thể thu xếp với anh một cuộc hẹn thuận tiện và không có mất nhiều thời gian của anh đâu ạ. Không biết 3h chiều thứ 6 tuần này hay 9h sáng thứ 7 thì thuận tiện cho anh ạ.
- Khách hàng: Không anh đang bận lắm.
- Nhân viên telesales: Vâng vậy có gì ngày mai em xin phép gọi lại cho mình khi anh đang rảnh ạ. Em xin cảm ơn anh.
3. Mẫu kịch bản telesale xử lý phàn nàn/khiếu nại của khách hàng
- Telesales: Xin chào, đây có phải số điện thoại của chị B không ạ?
- Khách hàng B: Ừ là tôi đây!
- Telesales: Em chào chị, em là A gọi cho chị từ công ty C, hiện tại bên em đang có mẫu sản phẩm mới rất phù hợp với chị ạ, không biết chị có nhu cầu quan tâm không chị?
- Khách hàng B: Chị cũng đang định gọi cho bên em đây. Bên em làm ăn kiểu gì mà sản phẩm lỗi lên lỗi xuống như thế hả
- Telesales: Dạ vâng, đầu tiên em vô cùng xin lỗi vì chị đã gặp phải lỗi từ phía bên em. Em đã ghi nhận vấn đề của chị và sẽ liên lạc lại để xử lý ngay ạ.
- Khách hàng B: Bên em toàn hứa hươu hứa vượn xong có xử lý đâu, có mấy bạn bên em gọi cho chị rồi.
- Telesales: Dạ một lần nữa em vô cùng xin lỗi chị vì vấn đề chị gặp phải ạ. Em tên là A và em sẽ cố gắng khắc phục tình trạng này của chị ạ. Mong chị cho em cơ hội lần nữa để giải quyết và dù thế nào em cũng sẽ liên hệ với chị vào chiều nay ạ.
- Khách hàng B: Thôi được, em xử lý giúp chị nhé. Cảm ơn em.
- Telesales: Vâng em cảm chị nhiều ạ. Chúc chị một ngày tốt lành.
Như vậy bài viết trên đã chia sẻ chi tiết đến bạn mẫu kịch bản telesale bán hàng hiệu quả. Hy vọng những thông tin này mang tới giá trị hữu ích cho bạn. Chúc bạn thành công!
Nếu cần trợ giúp, đừng ngại inbox, các Ninjaer sẽ giải đáp giúp bạn! Tham gia ngay!
Hotline / Zalo: 086.979.3556
Đừng quên Follow các kênh mới nhất của chúng tôi để nhận được thông tin hấp dẫn.
Telegarm: @quockhanhninja
Facebook: Quốc Khánh
Fanpage: Phần mềm Marketing Online
Youtube: Quốc Khánh - Marketing Thực Chiến 4.0