Quảng cáo Google Ads là gì? Hiện nay đây là một trong những hình thức Marketing được đánh giá hiệu quả nhất, giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng triệt để bằng nhiều cách khác nhau. Để bạn hiểu và biết cách thức vận hành Google Ads trong các chiến dịch truyền thông. Sau đây, hãy cùng Phần mềm Ninja tìm hiểu kỹ hơn về kiến thức này.
Google Ads: Khái niệm?
Google AdWords được biết đến là hệ thống quảng cáo trả phí của Google. Doanh nghiệp dùng hình thức này để tìm kiếm và tiếp cận khách hàng tiềm năng. Mục tiêu cuối cùng nhằm mang về lợi nhuận kinh doanh.
Xem Thêm: Google Ads là gì? Tuyệt chiêu để chạy quảng cáo Google hiệu quả nhất
Google Ads được đánh giá công cụ quảng cáo online có những đặc trưng riêng. Hình thức này cho phép người dùng tiếp cận chính xác khách hàng theo các tiêu chí và nhu cầu nhất định. Các Marketer có thể tạo chiến dịch quảng cáo theo nhiều hình thức khác nhau.
Qua thông tin trên đây, hy vọng bạn đã hiểu cơ bản quảng cáo Google Adwords là gì. Tiếp đến hãy đi vào tìm hiểu vấn đề xoay quan giúp bạn vận hành nó tốt hơn.
Loại quảng cáo Google Ads
Không giống như các nền tảng Facebook, Instagram,…Google Ads có đa dạng hình thức quảng cáo khác nhau. Chính xác hiện nay công cụ này bao gồm 6 loại tất cả:
Quảng cáo tìm kiếm hay Google Search Ads là gì?
Đây là dạng quảng cáo tiếp cận người dùng bằng từ khóa tìm kiếm. Bạn biết đấy trong thời đại công nghệ, mỗi khi cần mua sản phẩm nào đó, chúng ta thường tìm đến Internet. Mục đích của quảng cáo từ khóa nhằm tìm kiếm thông tin hay giải đáp thắc của bản thân trước khi quyết định mua.
Sự tồn tại của Google Search lúc này lại vô cùng hiệu quả, phục vụ cho hành động trên. Thông qua đây, doanh nghiệp và khách hàng có cơ hội tiếp cận nhau. Người dùng gõ từ khóa, các mẫu quảng cáo tương ứng sẽ hiển thị lên.
GDN – Google Display Network Ads là gì?
Xem Thêm: Scarcity là gì? Ví dụ và thực tiễn của Sự khan hiếm trong Marketing – The7
GDN là loại hình quảng cáo doanh nghiệp sử dụng để tăng độ nhận diện thương hiệu. Thay vì xuất hiện ở kết quả tìm kiếm, Google Display Network sẽ đưa mẫu quảng cáo của doanh nghiệp xuất hiện tại các Website. Cụ thể đó là những nơi khách hàng mục tiêu, tiềm năng sử dụng trong mạng lưới của Google.
Hình thức hiển thị dưới dạng các Banner. Với GDN, các nhà chạy quảng cáo thường có tầm nhìn rộng hơn. Tức có nghĩa dựa vào tâm lý “chúng ta thường không biết mình muốn gì cho đến khi nhìn thấy thứ mình cần”.
Chính vì vậy, hình thức quảng cáo này không phụ thuộc hoàn toàn vào từ khóa khách hàng tìm kiếm. GDN sẽ tiếp cận trước một bước, cho khách hàng thấy sản phẩm này cần trong cuộc sống của họ.
Ngoài ra, chạy Google Display Network cũng là một lựa chọn xuất khách nếu bạn muốn Remarketing. Các Marketer có thể áp dụng hình thức này với Visitor đã từng vào Website doanh nghiệp. Mục đích bám đuôi, nhắc nhở họ nhớ đến sản phẩm, thương hiệu, thậm chí khuyến khích mua hàng.
Google Ads Video trên YouTube.
Khi nhắc đến Youtube, chắc hẳn không ai không biết về kênh Marketing Online này. Với 30 triệu Active Users mỗi ngày, 1,9 tỷ Active Users hàng tháng và không ngừng tăng trưởng. Đây là công cụ hấp dẫn được các Marketing ưu ái sử dụng khi chạy các chiến dịch truyền thông.
Quảng cáo trên Youtube cũng hiển thị GDN. Tuy nhiên Video Ads mới là hình thức trọng tâm, mang lại nhiều hiệu quả hơn hết. Bạn sẽ thấy chúng hiển thị khi xem Video clip của những chủ kênh bạn theo dõi.
Thông thường những Video Ads xuất hiện ở trước hoặc trong khi các Video được phát. Người dùng có quyền lựa chọn xem hết hoặc bỏ qua quảng cáo sau 6 giây.
Ngoài ra, Video Ads cũng xuất hiện khi người dùng tìm kiếm từ khóa trên Google Search hay Youtube. Hiện công cụ này đang là xu hướng mang lại hiệu quả tuyệt vời. Chính vì vậy, nhiệm vụ của Marketer là cần chuẩn bị Video chất lượng, có sức hút. Mục đích nhằm tìm kiếm khách hàng hiệu quả, nhận kết quả cao hơn so với những bài viết thông thường.
Gmail Ads là gì?
Gmail Ads là một dạng quảng cáo khác đến từ “Ông lớn Google”. Hình thức này đặc biệt phát huy tác dụng với những sản phẩm/dịch vụ tầm trung & đắt tiền. Ví dụ như: Bất động sản, bảo hiểm, thẩm mỹ viện, trang sức, du lịch nghĩ dưỡng, công nghệ…
Gmail Ads được hiển thị như một bức thư gửi đến địa chỉ email của người dùng và thường xuất hiện trong 2 tab Promotions & Social. Đọc đến đây có lẽ bạn sẽ nghĩ nó thật khô khan, toàn chữ thiếu thu hút. Tuy nhiên, mẫu quảng cáo của Gmail Ads khá đẹp mắt. Cụ thể gồm hình ảnh, câu chữ, có thể thêm cả Video & Nút kêu gọi hành động.
Quảng cáo Google Shopping.
Xem Thêm: SEM là gì? Những kỹ thuật tối ưu hóa tìm kiếm nào nên biết? Sự khác biệt giữa SEM và SEO là gì?
Google Shopping đang là xu hướng quảng cáo cho những doanh nghiệp, cá nhân bán hàng qua Online store. Kể từ khi ra mắt, công cụ này đã mang về vô vàn lợi ích cho các nhà bán lẻ.
Cụ thể bao gồm: Doanh thu tăng ít nhất gấp 2 lần, tỷ lệ nhấp chuột vào quảng cáo được hiển thị tăng 35%. Chưa hết, hình thức này còn giúp nhà quảng cáo tiết kiệm đến 25% ngân sách chạy Pay-per-click.
Có thể nói, Google Shopping Ads là sản phẩm đầy tâm huyết, quyết tâm của ông lớn Google. Tương lai gần, đây sẽ trở thành nền tảng mua sắm trực tuyến không thua kém Amazon, Ebay,… Trong các kết quả tìm kiếm, Google ưu tiên hiển thị đầu tiên cho loại hình quảng cáo này.
Remarketing List: Hiển thị lại.
Bạn ghé thăm một Website khi tìm hiểu sản phẩm/ dịch vụ. Sau đó thoát ra, bạn gặp lại thương hiệu vừa tìm kiếm lúc nãy thông qua các quảng cáo của họ. Cụ thể trên Facebook Youtube, tệp Email list,…
Hình thức trên được gọi là Remarketing Ads dưới sự cho phép của Google Ads nhằm bám đuôi khách hàng. Các hoạt động sẽ diễn ra qua lại với nhau trong cùng hệ sinh thái Google. Nhà quảng cáo thông qua đây thúc đẩy khách mua hàng nhanh chóng hơn.
Đọc thêm: Các loại quảng cáo Google được chạy nhiều hiện nay
Chạy quảng cáo Google Ads cần bao nhiêu chi phí?
Bạn đã biết chạy quảng cáo Gogole là gì chưa? Đây chính là loại hình quảng cáo, doanh nghiệp sẽ phải đấu thầu để đạt được một hành động cụ thể. Chẳng hạn mục tiêu đấu thầu cho:
- Mỗi lượt click vào website gọi là CPC.
- 1000 lượt quảng cáo hiển thị hay CPM.
- Mỗi lượt view video – CPV.
- Mỗi lượt cài đặt App – CPI.
Với Google Ads bạn sẽ không bị tính phí nếu khách hàng nhìn thấy quảng cáo nhưng không bấm vào. Ngược lại, nếu có hành động nhấp chuột, Google sẽ tính toán chi phí theo nhiều yếu tố:
- Lĩnh vực, ngành nghề cạnh tranh như: Bất động sản, thẩm mỹ, du lịch,..chắc chắn chi phí sẽ cao hơn.
- Giá thầu tức Google sẽ ưu tiên những quảng cáo chi trả nhiều hơn.
- Chất lượng trang đích càng tối ưu tốt, đặt người dùng Google lên hàng đầu sẽ có chi phí rẻ hơn.
- Kết quả quảng cáo: Google dựa vào tỷ lệ nhấp chuột, thời gian trên trang, số chuyển đổi để tính toán giá phân phối. Nếu các kết quả này ngày càng tốt, chi phí chạy quảng cáo sẽ càng rẻ.
Nếu bạn là người mới chạy Google Ads, có thể để cho Google tự động phân phối theo giá thầu khuyến nghị. Sau đó trong quá trình, hãy theo dõi và điều chỉnh thủ công nếu cần thiết. Tuy nhiên, nếu là doanh nghiệp cần chạy quảng bá cho nhiều sản phẩm với mức ngân sách lớn và đòi hỏi độ hiệu quả nhanh chóng thì nên nhờ đến các đơn vị chuyên chạy ads và tối ưu nhiều năm kinh nghiệm như Phần mềm Ninja.
Đọc thêm: Chi phí chạy Google Adwords là bao nhiêu?
Hiệu quả mang lại của quảng cáo Google Ads là gì?
Hiện nay, không có một nền tảng nào có thể biết rõ nhu cầu khách hàng như Google Ads. Google hiểu người dùng ngoài tìm kiếm, họ còn có hành vi sử dụng sản phẩm khác như: Youtube, Gmail, Chrome,… Vì thế, với hệ sinh thái trên, bạn có thể phủ sóng mọi nơi có đối tượng tiềm năng xuất hiện.
Cụ thể, Google sở hữu kho dữ liệu thu thập thông tin, hành vi người dùng khổng lồ. Do đó các quảng cáo Google sẽ được hiển thị hiệu quả hơn đến khách hàng liên quan từ khóa đã thiết lập. Bạn có thể target đến những người có nhu cầu về vấn đề nào đó hoặc đang tìm kiếm sản phẩm cụ thể.
Đọc thêm: Quảng cáo google adwords có hiệu quả không?
Quảng cáo Google: Ưu tiên nào?
Những người mới tiếp cận, tìm hiểu quảng cáo Google Ads là gì, chắc chắn “kỹ thuật chạy” vẫn còn non. Chính vì vậy, có hai loại quảng cáo mang lại hiệu quả cao bạn có thể bắt đầu sử dụng. Đó là Google Search Ads và Google Display Network.
Với ngân sách hạn chế hoặc muốn tiết kiệm chi phí, các Marketer cân nhắc chạy quảng cáo tìm kiếm trước. Sau đó triển khai tiếp thị lại khách hàng thông qua mạng hiển thị quảng cáo Banner google trên các Website. Ngược lại với budget lớn, bạn có thể chạy GDN trên diện rộng. Mục đích tăng độ phủ nhận diện thương hiệu.
Một ví dụ để bạn dễ hiểu hơn là về câu chuyện các Brand lớn chạy Gmail Ads rất mạnh. Nhưng với những đơn vị có ngân sách nhỏ hơn, hãy chỉ nên tiếp cận với Google Search Ads. Hướng này giúp bạn tìm về những khách hàng đầu tiên, sau đó mới mở rộng loại quảng cáo khác.
Tầm quan trọng của Landing Page với Google Ads
Vai trò của Landing Page đối với quảng cáo Google Ads là gì? Landing Page là trang đích chứa nội dung muốn truyền tải đến khách hàng khi họ click vào quảng cáo. Đối với sản phẩm vật lý, nhiều người dùng Landing Page như cửa hàng trực tuyến và tiến hành chạy Google ads để thu hút thêm nhiều người dùng về page. Hoặc Marketer dùng trang đích là một sản phẩm cụ thể khi khách hàng tìm kiếm từ khóa về tên sản phẩm, rất phù hợp cho quảng cáo Google Shopping.
Qua những thông tin trên, có thấy Landing Page chứa đựng nội dung tiếp cận trực tiếp với khách hàng. Nó sẽ giúp doanh nghiệp bán được nhiều sản phẩm/ dịch vụ hơn nhờ vào ưu điểm:
Để tối ưu chiến dịch quảng cáo trên Google, Landing Page của bạn cần thu hút hành vi của khách hàng. Trang đích tối ưu giúp giảm chi phí quảng cáo và tăng khả năng hiển thị ưu tiên của quảng cáo. Thiết kế Landing Page chuyên nghiệp với nội dung giá trị sẽ tăng tỷ lệ chuyển đổi. Quality Score và Adrank cũng cần được quan tâm để cải thiện xếp hạng quảng cáo trên Google Adwords. Tất cả những yếu tố này giúp kinh doanh của bạn hiệu quả hơn trên nền tảng quảng cáo Google.
Khi tìm hiểu sâu quảng cáo Google Adwords là gì, Marketer cần quan tâm đến cách Google xếp hạng quảng cáo. Từ đó, việc tối ưu mọi thứ phù hợp với tiêu chuẩn của Google. Để bắt đầu, bạn cần làm quen với Quality Score, Adrank.
Đầu tiên với Quality Score:
Đây là điểm thể hiện mức độ đánh giá của Google được tính trên thang điểm 10. Công cụ cho biết quảng cáo của bạn có chất lượng đối với tìm kiếm của người dùng hay không? Quality Score được tạo nên từ 3 thành phần bao gồm:
- Độ liên quan của quảng cáo với truy vấn người dùng, gọi là Ad Relevance.
- Tỷ lệ nhấp chuột vào quảng cáo của bạn, được biết đến CTR.
- Trải nghiệm người dùng trên Landing Page – trang đích.
Về Adrank:
- Là điểm xác định vị trí quảng cáo của bạn sẽ hiển thị ở trang kết quả tìm kiếm.
- Adrank được tính theo công thức Quality Score x CPC Bid. Trong đó Quality Score là điểm chất lượng, CPC Bid là giá thầu tối đa nhà quảng cáo sẵn sàng chi trả.
Đối với cách Google Ads xếp hạng quảng cáo:
Google xếp hạng quảng cáo dựa theo Adrank, điểm Adrank càng cao bạn càng được xếp hạng cao. Tuy nhiên, đa số để có điểm cao, nhà quảng cáo phải Bid giá cao. Trường hợp ngược lại, bạn phải có điểm chất lượng quảng cáo tốt bằng cách tối ưu hóa Landing Page. Mục đích để mang lại giá trị cho người dùng tìm quảng cáo đó.
Mối quan hệ giữa SEO và Google Adwords là gì?
Qua phần giải thích quảng cáo Google Ads là gì, bạn đã hiểu rõ về nó. Riêng với SEO đây cũng là một trong các hình thức tối ưu hóa Website để đưa trang lên top đầu tìm kiếm. Vậy rốt cuộc thì cả hai công cụ trên có mối liên hệ gì trong chiến dịch Marketing Online? Cái nào mang lại lợi ích sử dụng hơn, hãy bắt đầu tìm hiểu nội dung sau đây.
Lợi ích từ Google Ads
Google Ads được đánh giá cho ra kết quả nhanh, tạo lợi nhuận tức thì. Nếu bạn tối ưu quảng cáo Google tốt, khả năng mở rộng và lợi nhuận kéo theo rất lớn. Cụ thể chỉ sau 5 phút từ khi thiết lập quảng cáo, Website đã hiển thị trên kết quả tìm kiếm Google. Tất nhiên, nó sẽ nằm ở khu vực nhóm quảng cáo, hiển thị chữ “QC” ở trước các liên kết.
Tuy nhiên, bạn cần lưu ý một điều Google Ads cần có ngân sách để xoay vòng vốn. Bạn phải biết cách chạy hay kỹ thuật tối ưu tốt, nếu không sẽ phải chịu rủi ro lỗ nặng.
SEO: Lợi ích.
SEO Website là cách tối ưu trang Web xếp thứ hạng cao trên kết quả tìm kiếm Google, không phải trả phí. Doanh nghiệp nhận về nguồn truy cập dồi dào. Tuy nhiên, đổi lại hình thức này khiến doanh nghiệp mất nhiều thời gian và chi phí thuê nhân lực làm việc. Nếu SEOer có kỹ năng SEO tốt cũng phải mất từ 6 tháng đến 1 năm để Website hiển thị trên các TOP đầu Google. Công sức đổ dồn vào việc xây dựng nội dung, Backlinks,…
Mỗi phương pháp có ưu điểm khác nhau. Doanh nghiệp nên chọn phương pháp phù hợp với tiềm lực tài chính, nhân sự và kỹ năng. Áp dụng cả hai phương pháp có thể mang lại kết quả tốt hơn. Tuy nhiên, cần bản chiến lược Marketing tổng thể chuẩn chỉnh và cân đối chi phí để đạt được sự phát triển đột phá trong kinh doanh.
Xu hướng quảng cáo Google Shopping Ads hiện nay là gì?
Như bạn đã biết, Google Shopping Ads là hình thức quảng cáo xuất hiện đầu tiên trên kết quả tìm kiếm. Điều đó khẳng định rằng Google định hướng tập trung mạnh cho hình thức quảng cáo này. Dựa theo truy vấn người dùng, Google Shopping Ads cho phép hiển thị các sản phẩm liên quan. Từ đó khách hàng có thể lướt xem ảnh, so sánh giá các sản phẩm ngay trên kết quả tìm kiếm Google.
Giá quảng cáo trên Google Shopping hiện nay rất rẻ, dễ triển khai, các Marketer cân nhắc lựa chọn. Cụ thể để đủ điều kiện tham gia Website cần được tối ưu tốt theo loại hình E-commerce, có giỏ hàng.
Đồng thời có tích hợp phương thức thanh toán Online và chứng chỉ SSL. Doanh nghiệp cũng nên kèm theo chính sách đổi trả, bảo hành để tăng niềm tin với khách hàng. Hiện nhiều shop bán hàng đang tận dụng rất tốt xu hướng này.
Đọc thêm: Chính sách quảng cáo Google cập nhật 2022
Tổng kết
Google AdWords cần một khoản đầu tư Marketing lớn cả về thời gian lẫn tiền bạc. Nhưng điều đó hoàn toàn xứng đáng một khi biết cách vận dụng nó. Đây sẽ là vũ khí lợi hợi giúp doanh nghiệp cạnh tranh tốt và đẩy mạnh sự thành công trên thị trường.
Hy vọng sau bài viết này đã giúp bạn giải đáp được quảng cáo Google Ads là gì. Từ đó, với vị trí một Marketer nắm bắt và sử dụng nó thật hiệu quả. Phần mềm Ninja chúc các bạn thành công!
Nếu cần trợ giúp, đừng ngại inbox, các Ninjaer sẽ giải đáp giúp bạn! Tham gia ngay!
Hotline / Zalo: 086.979.3556
Đừng quên Follow các kênh mới nhất của chúng tôi để nhận được thông tin hấp dẫn.
Telegarm: @quockhanhninja
Facebook: Quốc Khánh
Fanpage: Phần mềm Marketing Online
Youtube: Quốc Khánh - Marketing Thực Chiến 4.0